xe đạp điện nijia chính hãng xe đạp điện xmen chính hãng xe đạp điện chính hãng số 3 lương yên tour du lịch hàn quốc tìm nhà phân phối xe đạp điện

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Bật mí: Lễ hội đi chân trần trên lửa ở Nhật

Hiwatari-matsuri là một trong những lễ hội mùa xuân đặc sắc bậc nhất ở Nhật Bản, diễn ra vào dịp đầu tháng 3 hàng năm tại đền Yuki-ji trên núi Takao, phía tây thủ đô Tokyo.

 
Các tín đồ của tôn giáo Shugendo (hay là yamabushi) tham gia lễ hội Hiwatara-matsuri. Họ thực hiện nghi lễ Goma - đi chân trần trên những đám lửa nhỏ và đống tro nóng với mong ước tránh được điều rủi ro và nhận về nhiều may mắn, sức khỏe cũng như để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
 
Từ xa xưa, núi Takao đã được những người theo đạo

Shugendu tôn thờ, họ dùng lửa như một phần trong quá trình luyện tập. Ngày nay, hoạt động này trở thành một nghi lễ và được phổ biến tới mọi người.
 
Shugendo là một tôn giáo độc đáo pha trộn của những niềm tin trong Phật giáo cùng với sự khổ hạnh, luyện tập ẩn cư trên núi, tập trung vào rèn luyện tinh thần và nhận thức của bản thân.
 
Sự kiện độc đáo này không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn lôi cuốn đông đảo du khách nước ngoài tham gia. Trong hình là một yamabushi đang chuẩn bị lửa cho lễ hội.
 
Các tín đồ Shugendo mang theo những lá bùa may mắn đi qua đường than cháy rực và đang bốc khói nghi ngút. Hiwatari-matsuri được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng 3 hàng năm, năm nay lễ hội diễn ra ngày 8/3.
 
Ngoài phần nghi lễ thì du khách đến Hiwatari - matsuri còn được chiêm ngưỡng những màn trình diễn của các nhà sư theo phái Shugendo như bắn cung, đấu võ...
 
Sau khi nghi lễ kết thúc, du khách có thể tham gia bằng cách cởi giày dép và đi bộ chân trần qua bãi tro với mong muốn nhận được nhiều may mắn.
Anh Phương - Hương Chi (Theo Telegraph)

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Những điều cần biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản là nền ẩm thực xuất xứ từ nước Nhật. Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. 

Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển, hải sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật. Lương thực chính của người Nhật là gạo; người Nhật cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món sushi, được xem là quốc thực của Nhật Bản. Ngoài ra, các món ăn chế biến từ đậu nành cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong ẩm thực Nhật. Về thức uống, người Nhật nổi tiếng với mạt trà, loại bột trà xanh nguyên chất do các thiền sư chế biến; đây là loại trà chính cho nghi lễ trà đạo, nghi lễ này tuân theo 4 nguyên tắc chính “hòa, kính, thanh, tịnh”. Rượu gạo sakamai có nồng độ cao tên là sake, xuất phát từ các nghi lễ của Thần đạo cũng rất phổ biến. Ngoài ra, các món ăn Nhật cũng thể hiện tư duy thẩm mĩ tinh tế và sự khéo léo của người nấu khi được bày biện với chỉ vài miếng ở một góc chén dĩa, để thực khách còn có thể thấy nét đẹp của vật dụng đựng món ăn.
am thuc nhat ban Văn hóa ẩm thực của đất nước Nhật Bản
1. Triết lý ẩm thực
Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
2. Ý nghĩa văn hóa
Nhiều món ăn Nhật tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến mọi người trong dịp năm mới: rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, món đậu phụ chúc mạnh khỏe, món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui, món sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ. Tôm biểu trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ.
3. Dinh dưỡng
Chế độ ăn uống của Nhật Bản được gọi là ichi ju san sai: “một súp, ba món”, ăn với cơm (do các võ sĩ thời kỳ Muromochi đặt ra). Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe. Bữa ăn không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành như miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mạch máu; hạt vừng đen giúp kích thích hoạt động của não, mơ chua umeboshi để lọc máu, rong biển kombu giúp giảm lượng cholesterol, chè tươi giúp chống lão hóa tế bào.
4. Phép lịch sự trên bàn ăn
• Xin phép trước khi ăn: dùng thành ngữ: “Itadakimasu”.
• Cảm ơn sau khi ăn xong: dùng thành ngữ: “Gochiso sama deshita”.
• Khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác, chỉ có khi dốc cạn chai thì mới được rót cho chính mình.
5. Tính thiên nhiên trong ẩm thực Nhật Bản
Món ăn tươi sống 

Món cá sống lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên. Đó là những lát cá có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm ăn cùng mù tạt, gừng, củ cải trắng, tảo biển cuộn tròn trong lá tía tô chấm trong nước tương ngọt Nhật Bản và tương ớt.
Món ăn theo mùa 

Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người Nhật ăn món cá shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh sakura mochi và gạo anh đào. Mùa hè, người Nhật ăn nhiều món ăn mát lành như món lươn, cà tím nướng, đậu edamame, các loại mì lạnh như: mì sợi mỏng somen, mỳ tôm lạnh, các món đậu hũ như: tào phớ Nhật Bản và khổ qua xào đậu hũ của vùng Okinawa. Tháng 5 là mùa cá ngừ, còn tháng 6 là mùa cá ayu. Mùa thu, người Nhật ăn khoai lang nướng, món lăn bột chiên tempura và loại bánh nama-gashi hình quả hồng chín hoặc hình bạch quả. Tháng 9 là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng được ưa chuộng như bào ngư, dưa chuột và măng. Để xua tan cái lạnh của mùa đông, người Nhật ăn lẩu, canh oden và món chè đậu đỏ ăn khi còn nóng shiruko. Ngoài ra, người Nhật còn ăn bánh higashi có hình tuyết. Vào mùa đông, người Nhật cũng chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà năm mới.
Món ăn ngày lễ

  • Bữa ăn ngày Tết Nguyên đán của Nhật được gọi là osechi, với món không thể thiếu là bánh giầy ozoni.
6. Sushi

  • Mùa xuân (dấu hiệu: hoa anh đào nở): người Nhật thường ăn 5 món Sushi hải sản: Hama-guri(làm từ trai biển vỏ cứng), sayori (làm từ cá biển), tori-gai (làm từ sò trứng Nhật Bản), miru-gai(làm từ tôm, cua, trai, sò, vẹm) và kisu(làm từ cá biển đen Nhật Bản).
  • Mùa hè (dấu hiệu: lá phong xanh tươi): người Nhật làm 4 món sushi hải sản: awabi (làm từ bào ngư), uzuki (làm từ cá vược biển), anago (làm từ cá chình biển Nhật Bản) và aji (làm từ cá ngừ Nhật Bản).
  • Mùa thu (dấu hiệu: lá phong đỏ): người Nhật ăn 3 món sushi là: Kampachi (loài cá thường thay đổi khi chúng lớn lên, từ hiramasa – khi chúng còn nhỏ vào mùa hè đến kampachi -mùa thu và sau cùng là buri -mùa đông), Kohada (làm từ cá trích, cá mòi có chấm) và saba (làm từ Cá thu).
  • Mùa đông (dấu hiệu: tuyết): người Nhật ăn các món sushi hải sản: ika (làm từ cá mực), aka-gai (làm từ trai biển lớn), hirame (làm từ cá bơn) và tako (làm từ bạch tuộc).
Ngoài ra, còn có các món sushi ăn quanh năm như: uni (làm từ nhím biển), maguro (làm từ cá ngừ), kuruma ebi (làm từ tôm hùm), tamago (làm từ trứng), và kampyo-maki (bí cuộn tròn).
(ST)

Rượu Sake - Đồ uống đặc trưng trong văn hóa truyền thống của Nhật

Rượu Sake là tên gọi chung của các loại rượu Nhật Bản nhưng cũng là tên của một loại rượu ủ nổi tiếng của Nhật, khác với các loại rượu cất gọi là Shochu.

Sản xuất rượu Sake từ gạo được đưa vào Nhật Bản sau khi việc trồng lúa nước du nhập tới xứ Phù Tang khoảng 300 năm trước công nguyên. Thời xưa, rượu Sake chủ yếu để phục vụ hoàng gia hoặc các đền chùa lớn, và thường được dùng trong các lễ hội tôn giáo. Khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới bắt đầu trở thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân.

Rượu Sake trở nên phổ biến cuối thế kỷ 12.
“Ghi chép về Phong thổ xứ Harima” (khoảng năm 716) có ghi chép về cách nấu một thứ rượu gọi là Kabi khá giống với phương pháp nấu Sake ngày nay. Seishu, thứ gần như Sake và hiện nay vẫn được Luật Thuế Rượu của Nhật Bản coi là bao gồm cả Nihonshu (Sake) cũng được nhắc đến lần đầu trong tài liệu này. Các kỹ thuật nấu Sake thời kỳ Heian được thể hiện tập trung qua cách nấu rượu Hadaisen, một “nhãn hiệu” nổi tiếng trong loại rượu Soboshu được nấu tại các chùa. Hadaisen được coi là thứ Seishu đầu tiên và cũng là thứ Sake đầu tiên.
Cách sản xuất rượu Sake
Quy trình sản xuất rượu Sake hầu như không thay đổi trong vòng 400 năm qua. Tuy ngày nay, nhiều hãng rượu lớn sử dụng máy móc để kiểm soát các công đoạn, nhưng Sake vốn được sản xuất theo kiểu thủ công, dưới sự chỉ đạo của một người nấu rượu chính giàu kinh nghiệm. Thậm chí nhiều công ty nhỏ vẫn giữ cách ủ rượu theo lối truyền thống.
 nhà hàng nhật bản ở hà nội
Hầm chứa rượu Sake.
Rượu Sake được làm từ gạo. Để làm rượu Sake, chất đường cần để tạo ra cồn phải được biến đổi từ tinh bột. Trong quy trình ủ bia, việc hoán chuyển từ tinh bột sang đường, và từ đường sang cồn được làm trong 2 bước khác biệt, nhưng đối với rượu Sake thì việc này xảy ra liên tục. Thêm vào đó, nồng độ cồn cũng khác biệt giữa rượu Sake, rượu Vang, và bia. Rượu Vang thường có nồng độ 9-16% độ cồn, và hầu hết các loại bia có nồng độ từ 3-9%, trong khi rượu Sake chưa pha thêm nước vào có nồng độ cồn khoảng 18-20%, mặc dù nồng độ này thường được pha thêm nước trước khi đóng chai để giảm xuống còn khoảng 15% độ cồn theo thể tích của nước rượu.
 nhà hàng nhật
Một lò chưng cất rượu Sake ở Takayama.
Cũng giống như rượu vang, vị của rượu Sake tuỳ thuộc vào chất lượng của các thành phần cơ bản là gạo và nước, chất lượng của men, điều kiện thời tiết khi ủ rượu, nhiệt độ ủ, cũng như kỹ thuật của người ủ rượu. Yếu tố quan trọng đối với vị của Sake là nước vì nước chiến 80% tổng số nguyên liệu. Nước dùng sản xuất rượu thường là nước ngầm. Song, yếu tố quyết định mang lại thành công cho cả quá trình ủ rượu là kinh nghiệm và sự cảm nhận tinh tế của ngườu nấu rượu chính. Rượu Sake được ủ vào thời điểm lạnh nhất của mùa đông và sử dụng gạo vừa gặt trong mùa thu năm đó.
Thưởng thức sake
Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại Sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống Sake nóng. Sake nóng, gọi là Atsukan, được dùng trong các bình gốm nhỏ gọi là Tokkuri và dùng loại chén nhỏ gọi là Choko.
Để hâm nóng Sake, người ta chuyển Sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước nóng cho tới khi Sake đạt nhiệt độ khoảng 50 độ C trở lên.
 nhà hàng nhật ở hà nội
Sake được hâm nóng trong bình ngâm trong nước sôi.
Cũng có loại Sake đặc biệt chỉ để uống lạnh. Người ta còn phân biệt rượu Sake nữ và Sake nam. Sake nam là loại làm từ nước cứng, có nhiều muối canxi và muối magiê, có vị hơi đắng. Sake nữ là loại làm bằng nước mềm, có vị dịu.
Chén uống Sake có nhiều loại. Khi uống Sake theo cách tương đối trang trọng và mang tính truyền thống, người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi là Sakazuki, hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai gọi là Ochoko. Trang trọng và đậm nét truyền thống hơn nữa, người Nhật dùng cốc bằng gỗ gọi là Masu. Masu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, Sake có thể uống bằng ly thủy tinh.
 nhà hàng nhật bản akaari
Cốc gỗ Masu dùng để uống rượu Sake.
Trong những đêm trời lạnh, rót một ly rượu Sake ấm nóng vào ly, ôm ly rượu trong lòng hai bàn tay để ủ ấm, lắc nhẹ ly để cảm thấy mùi thơm nồng nàn quyến rũ của hương gạo bốc lên, sau đó nhẹ nhàng hớp một hớp rượu, để nước rượu trong miệng vài giây, sau đó đưa nhẹ nhàng qua cổ để thưởng ngoạn hết cái thơm của mùi rượu, và cái vị ngon của loại rượu này.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Học cách pha trà đạo Nhật Bản đơn giản

Một quán cà phê và câu lạc bộ trà đã có buổi giao lưu ngắn để giới thiệu nhiều hơn tinh túy của nghệ thuật pha trà độc đáo đến các bạn trẻ TP HCM.

cách pha trà đạo

Trong buổi trải nghiệm trà đạo của MOF, giới trẻ được tìm hiểu những yêu cầu khắt khe của kỹ thuật pha chế này. Đầu tiên, ngay khi bước vào chiếu tatami, người tham gia pha trà phải xếp dép ngay ngắn theo chiều quay ra ngoài. Di chuyển từ phải qua trái. Đi giữa chiếu. Trong quá trình di chuyển, chân không được rời khỏi chiếu.
cách pha trà đạo

Trước khi pha trà, phải tráng chén bằng nước nóng, lau khô. Nhiệt độ nước để pha trà không quá 80 độ C.
cách pha trà đạo

Matcha (bột trà xanh) là thành phần chính.
cách pha trà đạo

Không chỉ người được mời phà cúi đầu chào theo nghi thức mà người mời, cũng phải có động tác tương tự.
cách pha trà đạo

Để dung hòa vị đắng, trước khi uống trà, người được mời sẽ ăn một chiếc bánh có vị ngọt đậm. Khi uống, bạn phải xoay mặt đẹp nhất của chén trà trước khi uống để người đối diện cảm nhận được vẻ đẹp của chén. Khi uống đến những ngụm cuối cùng, người được mời phải uống sao cho phát ra âm thanh lớn như một sự khen ngợi kỹ thuật của người pha.
cách pha trà đạo

Đừng quên ngắm chiếc chén sau khi uống xong. 
cách pha trà đạo

Ngoài tìm hiểu, chiêm ngưỡng kỹ thuật pha chế, các bạn trẻ cũng có cơ hội trải nghiệm nghệ thuật tinh túy này.

cách pha trà đạo

Trà đạo - Nét văn hóa đặc trưng của người Nhật

Trong nghi thức trà đạo, hương vị của thức uống thực tế không đóng vai trò quan trọng như tên gọi. Điều làm nên tên tuổi và đưa loại hình này thành nghệ thuật nằm ở khâu thực hiện và cách thưởng thức của thực khách.

Được biết đến như một loại hình nghệ thuật trong văn hóa Nhật Bản, từ thế kỷ thứ 12, trà đạo đã rất phát triển. Theo truyền thuyết, lúc bấy giờ, một vị cao tăng thuộc phái thiền Rinzai của Nhật có tên Eisai (1141 – 1215) sang Trung Quốc tham vấn học đạo. Khi trở về, thiền sư đã mang theo một số hạt trà trồng trong sân chùa.
Thói quen uống trà có công dụng giúp thư giãn, sảng khoái tinh thần và củng cố sức khỏe. Sự hấp dẫn đặc biệt về hương vị đã thu hút người dân Nhật Bản đến thói quen thưởng trà. Nhiều tài liệu ghi chép lại cho rằng cách thức uống trà của người Nhật Bản cũng giống Trung Quốc, chủ yếu là thưởng ngoại phong cảnh, đối ẩm. Những vùng trồng trà thường diễn ra các cuộc thi (toucha) để tìm ra nguồn nguyên liệu ngon nhất.
Cuối thế kỷ thứ 15, một nhân vật có tên Murata Jukou – học trò của thiền sư Ikyu, thuộc phái thiền Rinzai lập nên trường phái đầu tiên về uống trà để thi đấu toucha, gọi là wabicha, nghiêng về tinh thần và sự giản dị.
Trà đạo

Trong nghệ thuật trà đạo, hương vị của thức uống thực tế không đóng vai trò quan trọng như tên gọi. Chỉ một loại trà duy nhất dùng cho nghi thức là bột matcha, có vị đắng, thanh mát.Cũng theo ý tưởng này, cuối thế kỷ 16, một người Nhật Bản khác có tên Senno Rikyu đã kết hợp việc uống trà với các triết lý thiền, tiếp tục lập nên cách uống mới và đặt tên cha no yuu. Sau này, cách thức pha và uống cha no yuu dần hoàn thiện, trở thành nghệ thuật, đổi tên thành sadou (hay còn gọi là chadou), nghĩa là trà đạo ngày nay.
Theo cuốn Văn hóa học, đối tượng chính của trà đạo Nhật Bản chính là thao tác pha từ người thực hiện và cách uống của thực khách. Hầu như cả người pha và uống đều không quá quan tâm đến hương vị trà dù rất tôn trọng sản phẩm này. Điều quan trọng là hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc, đơn sơ do họ tạo ra và để tâm trí tĩnh lặng.
Trà đạo

Trải qua 3-4 lần pha mới bắt đầu cho ra đời sản phẩm và chuẩn bị rót ra tách mời khách. Một trong những lưu ý thường được giới trà đạo Nhật Bản chú trọng là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách bởi nó sẽ làm khác biệt về độ đậm nhạt hương vị trong tách tiếp theo.Quá trình pha trà theo đúng chuẩn thực hiện một cách từ từ, bao gồm cả việc lau chùi dụng cụ và tinh thần luôn phải tập trung. Nước pha trà tuyệt đối không sử dụng loại đang sôi do hình thức thiếu đẹp mắt. Cách đúng nhất là phải đựng nước trong một bình thủy tinh hay nấu bằng ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu với nhiệt độ 80-90 độ C.
Vì lẽ này, tất cả các tách đều được để trong khay, rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… lần đầu, sau đó tới lần hai với vòng ngược lại 4, 3, 2, 1. Người pha trà phải căn làm sao cho đủ đều đối với tất cả các vị khách. Để tăng thêm hương vị, người Nhật thường mời khách ăn kèm một vài loại bánh ngọt để làm tăng hương vị, nguyên liệu chủ yếu bằng đậu hoặc bột khoai, bột gạo.
Thời điểm tuyệt nhất để thưởng trà là buổi chiều tối, sau khi kết thúc ngày làm việc, thời tiết trở nên quang đãng dễ chịu, đồng thời cũng là lúc quần tụ bên gia đình. Ngày nay, việc uống trà cũng được thực hiện trong các buổi tiệc, lúc xem ca múa nhạc hay trình diện trong các sự kiện văn hóa.

Trần Hằng